Bệnh còi xương ở trẻ em và cách để phòng tránh
Còi xương là chứng bệnh phổ biến hiện nay ở trẻ em. Trong những năm gần đây, bệnh thường có xu hướng gia tăng . Vì vậy hiểu rõ về bệnh, cũng như các nguyên nhân, triệu chứng, hay cách phòng trách là rất cần thiết để bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh một cách tốt nhất.
Còi xương là một bệnh thiếu vitamin D ở những trẻ vì bị loạn dưỡng xương hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D. Vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi và phốt pho từ đường tiêu hóa. Sự thiếu hụt vitamin D gây khó khăn cho việc duy trì lượng canxi và phốt pho trong xương. Do đó, điều này có thể dẫn tới còi xương.
Nguyên nhân dẫn tới còi xương ở trẻ em
Chủ yếu nguyên nhân gây ra còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ em chính là thiếu vitamin D & Canxi. Việc thiếu chất này sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.cụ thể:
Thiếu ánh nắng mặt trời: Da sản xuất vitamin D khi nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. nhưng do thói quen kiêng cữ, hay ít có thời gian ra ngoài, hoặc có thể do Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
Thiếu ánh nắng mặt trời
Chế độ ăn uống thiếu vitamin D: Trẻ không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D. Những trẻ dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều gây ức chế hấp thu canxi. Trẻ em không ăn đủ các thực phẩm tăng cường làm thiếu hụt vitamin D hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu vitamin D3.
Trẻ bị bệnh từ khi còn trong bụng mẹ: Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền – do trong quá trình mang thai, người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.
Độ tuổi mắc bệnh còi xương
Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 – 36 tháng tuổi, vì đây là thời kỳ mà hệ thống xương đang phát triển mạnh. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế để tránh trẻ mắc bệnh còi xương ở trẻ em trong những năm đầu đời thì cha mẹ cần chú ý chăm sóc đúng cách.
Các triệu chứng của bệnh còi xương
Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ vặn vẹo, quẫy đạp không yên, dễ bị kích thích, quấy khóc và hay khóc đêm.
– Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ (mồ hôi trộm).
– Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá
– Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
– Trẻ lớn hơn hay kêu đau bụng, đau một lúc rồi hết, hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm (hay gặp ở những xương dài như xương cẳng chân).
– Rụng tóc cũng là một triệu chứng hay gặp
Cách phòng tránh bệnh còi xương cho trẻ
Giai đoạn mang thai và cho con bú
Để phòng chống bệnh còi xương ở trẻ em thì các bà mẹ cần chú ý ngay từ khi mang thai và cho con bú :
• Ăn uống đầy đủ, làm việc hợp lí, uống bổ sung viên sắt, canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
• Trẻ sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực. Cần bộc lộ da càng nhiều càng tốt để ánh nắng trực tiếp chiếu vào da thì sẽ tạo ra nhiều vitamin D. Sau khi ra nắng vài phút cho bé ấm người rồi mẹ nên cởi bớt nón, vớ, vén áo hoặc quần bé càng nhiều càng tốt.
Giai đoạn 3 năm đầu đời
Trong vòng 3 năm đầu đời, khoảng 70% trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
• Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
• Đến tuổi ăn dặm, cần cho trẻ ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ
• Vào mùa đông, bạn cần cho con uống một liều vitamin D3 để điều trị dự phòng trong suốt những năm đầu của trẻ.
Leave a Reply