Nguyên tắc ăn uống dành cho các trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.
Tăng số lượng bữa ăn

Bạn nên cho bé ăn một ngày từ 5-6 bữa, trong đó có 3 bữa chính và 2 bữa phụ . Đặc biệt bạn nên cho trẻ uống thêm một ly sữa trước khi ngủ. Vào các bữa phụ nên cho trẻ uống váng sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối

Cho trẻ ăn vừa sức của trẻ, không nên ép trẻ ăn hết khi đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất “sợ ăn” và dễ dẫn tới biếng ăn.

Không được bỏ qua các loại thực phẩm giàu chất béo

các loại thực phẩm giàu chất béo

Chất béo giàu năng lượng có nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, dầu đậu nành cung cấp hơn gấp đôi năng lượng so với chất đạm và chất bột

Do vậy, cần đảm bảo ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.

Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo cần cho chuyển hoá của trẻ.

Chú ý cách chế biến thức ăn cho trẻ


Khi chế biến thức ăn cho trẻ nhiều mẹ hay có thói quen chỉ chắt, ép lấy phần nước cho trẻ dễ ăn. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm, dẫn tới món ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng. Để có đủ chất dinh dưỡng cần cho trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Vì vậy, khi chế biến thức ăn, các mẹ chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.

Cung cấp đủ năng lượng


Trong các bữa ăn hàng ngày cần cung cấp đủ với đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, dầu ăn và rau quả.

Nhưng nên ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm. Chất đạm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, tôm, cua,… Chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu…

Tăng chất béo như dầu, mỡ, bơ, vừng, đậu phộng… Lượng dầu mỡ sẽ giúp cung cấp năng lượng gấp đôi so các loại chất khác như đạm và tinh bột cho trẻ.

Dầu mỡ còn giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất khác tốt hơn như: sự hấp thu vitamin A, D phòng-chống được bệnh khô mắt, còi xương cho trẻ. Khi chế biến đồ ăn, các mẹ nên cho thêm vào món ăn của trẻ một thìa dầu ăn hoặc mỡ nhỏ.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây chín: rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng chứa nhiều vitamin, chất xơ và muối khoáng như các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau cải, mồng tơi…), cà rốt, bí đỏ, trái cây như đu đủ, chuối… Giúp phòng ngừa táo bón và giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…

Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, tôm, cá, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu…

Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) dưới dạng thuốc như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt, men tiêu hóa… theo hướng dẫn của bác sĩ.


trẻ biếng ăn

– Tránh tâm lý bắt ép bé ăn, quát nạt bé mà nên tìm cách, bày trò, kể chuyện làm cho con thích thú với bữa ăn để tránh làm trẻ bị biếng ăn do tâm lý.

– Không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ “ngang dạ” không muốn ăn bữa chính.

– Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp.

– Không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã no.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *