Trang trí nhà theo phong thủy để gia đình đón ngày Tết

Nét truyền thống của người Việt cũng chính là sở thích của nhiều người dân Việt Nam là trưng bày và chơi hoa tươi vào các dịp lễ và nhất là ngày Tết. Việc bày hoa tươi và trang trí hoa tươi trong nhà mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, nảy lộc đầu năm, mang đến sức sống và ấm áp cho cả gia đình.

1. Bàn thờ

Ở khu vực bàn thờ bạn không nên dùng giẻ lau để lau chùi, hạn chế di chuyển ảnh và tượng. Bạn nên dùng khăn giấy ướt để lau chùi các tượng hoặc ảnh trên bàn thờ.


Kê gọn bàn thờ cho hợp lý theo nguyên tắc: Bát nhang lúc nào cũng đặt là gần với người thắp nhang nhất, nghĩa là đặt xa tượng/ảnh nhất. Khoảng ở giữa dùng để bày rượu, trà, nước, mâm trái cây hoặc là bình hoa khi cúng. Những nhà thắp nhang nhiều, khi cúng vào ngày 30 tháng Chạp nên đốt hết phần chân nhang của năm cũ, chú ý là không được vứt vào sọt rác.

Theo phong thủy trong nhà thì việc đánh bóng các bát nhang, lư đồng để thể hiện sự tôn trọng, nhưng có nhiều quan điểm là kỵ việc di chuyển các bát nhang trên bàn thờ.

2. Trang trí hoa và cây cảnh

Nét truyền thống của người Việt cũng chính là sở thích của nhiều người dân Việt Nam là trưng bày và chơi hoa tươi vào các dịp lễ và nhất là ngày Tết. Việc bày hoa tươi và trang trí hoa tươi trong nhà mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, nảy lộc đầu năm, mang đến sức sống và ấm áp cho cả gia đình.


Những loại hoa tượng trưng cho sự may mắn, ấm áp trong gia đình bạn thường là hoa đào, hoa mai, hoa đồng tiền, hoa lan,…

Các loại cây này không thể thiếu trong ngày Tết của bạn, khi đặt cây cảnh trong nhà thì bạn nên chú ý đến hướng đặt hoa và hướng bình hoa theo từng năm.

Nếu là năm Dần, Tuất, Ngọ nên đặt bình hoa theo hướng Đông; năm Thìn, Thân, Tý nên đặt theo hướng Tây; năm Dậu, Sửu, Tỵ nên đặt theo hướng Nam và những năm Mão, Mùi, Hợi nên đặt bình theo hướng Bắc.

3. Không gian giao tiếp

Không gian giao tiếp thường là nơi tập trung các thành viên trong gia đình, cũng như việc tạo các mối quan hệ ngoài xã hội tại không gian này.


Do vậy, cần bố trí không gian này như một tiền sảnh hoặc một khoảng sân nhỏ, có cây xanh để giúp không khí được mát mẻ và thoáng khí hơn. Việc đặt cây xanh trong nhà sẽ giúp giảm bớt hung khí từ ngoài vào trong.

Vì trong không gian giao tiếp khá phong phú và linh động nên mọi người cũng có thể linh hoạt trang trí theo mỗi kiểu riêng khác nhau. Tùy theo việc sinh hoạt của gia đình bạn có thể trang trí theo sở thích của mọi người nhưng bạn cũng nhớ việc trang trí phải phù hợp với gia chủ.

4. Trang trí khoảng trống trong nhà

Những khoảng trống ở giữa các phòng, những chỗ đi lại, trụ cầu thang. Chính những vùng này thu hút sinh khí và làm cho căn phòng trở nên tươi mới hơn.


Do đó, bạn nên dọn sạch cầu thang, tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu vào những khoảng trống này, bạn có thể đặt chậu hoa hoặc các tượng để giúp ánh sáng chiếu vào khu vực này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *